"Giáo dục quan trọng với tất cả mọi người, bất kể già hay trẻ"
Sinh năm 1911 tại thành phố Jetmore, bang Kansas (Mỹ), cụ bà Nola Ochs lớn lên trong một trang trại hoa màu. Một trong những công việc của bà là thu thập lõi ngô mỗi ngày để đốt lửa sưởi ấm và nấu ăn.
“Cha mẹ tôi luôn yêu cầu tôi siêng năng, trung thực và sạch sẽ. Những phẩm chất này giúp ích cho tôi rất nhiều trong những năm tháng học tập ở tuổi xế chiều".
Bà Ochs theo học ở trường làng. Trong suốt những năm đi học, mẹ của bà - một cựu giáo viên, luôn khuyến khích con gái học tập hết mình.
Năm 19 tuổi, bà Ochs kết hôn và sinh ra 4 người con trai. Cuộc sống của bà chỉ quẩn quanh việc nuôi dạy con cái và điều hành trang trại của gia đình. Tuy vậy, bà chưa bao giờ từ bỏ khao khát đại học.
Năm 1972, chồng bà qua đời. Có nhiều thời gian rảnh rỗi hơn, bà quyết định theo đuổi ước dang dở của tuổi trẻ.
Ở tuổi 65, bà Ochs đăng ký theo học chương trình Cử nhân Nghiên cứu Tổng hợp, chuyên ngành lịch sử tại Đại học Bang Fort Hays. Trong khi đó, bà vẫn quản lý trang trại và chăm lo gia đình.
Ban đầu, bà Ochs cũng lo ngại bởi viễn cảnh trở lại trường học sau nhiều thập kỷ không "động" vào sách vở. Tuy vậy, bà đã nỗ lực để vượt qua khó khăn.
Bà Ochs bắt đầu chỉ với 1 hoặc 2 lớp học mỗi học kỳ. Dần dần, bà bắt đầu tham gia nhiều khóa học hơn. Việc học của bà kéo dài vài thập kỷ.
Năm 2007, ở tuổi 95, bà Nola Ochs đã làm nên lịch sử khi trở thành người lớn tuổi nhất thế giới tốt nghiệp đại học. Thành tích này đã giúp bà được ghi danh vào Kỷ lục Guinness Thế giới.
"Tôi yêu từng phút giây ở trường. Tôi rất thích học. Tôi nghĩ điều đó quan trọng đối với tất cả mọi người, dù già hay trẻ", bà Ochs xúc động chia sẻ tại lễ tốt nghiệp.
Lấy bằng thạc sỹ ở tuổi 98, nghỉ học ở tuổi 100
Câu chuyện của bà Ochs trở nên nổi tiếng. Bà nhận được lời chúc mừng từ khắp nơi trên thế giới.
"Tôi muốn gửi lời cảm ơn tới bà Nola Ochs. Tôi dám chắc bà Ochs đã cảm thấy cực kỳ tuyệt vời khi nhận tấm bằng tốt nghiệp đại học. Bởi vì bất kể bạn là ai, bạn đã trải qua những gì hay bạn bao nhiêu tuổi, giáo dục có thể thay đổi cuộc đời bạn." -Cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama- |
Bà cũng xuất hiện trên nhiều chương trình truyền hình, khuyến khích mọi người theo đuổi ước mơ bất kể tuổi tác.
Năm 2010, ở tuổi 98, bà lấy bằng thạc sỹ giáo dục khai phóng với chuyên ngành lịch sử. Bà còn tham gia một khóa học trực tuyến về thiên văn học.
Tình yêu với kiến thức của bà Ochs không bao giờ phai nhạt, và bà luôn háo hức khám phá những môn học mới.
Bà tiếp tục tham gia các lớp học cho đến năm 100 tuổi và quay trở về trang trại của gia đình gần thành phố Jetmore.
“Khi quay trở lại đây, tôi mới biết mình thực sự đã già", bà Ochs dí dỏm nói với hãng tin CBS.
Năm 2016, ở tuổi 105, cụ bà Nola Ochs ra đi với thành tựu học thuật (1 bằng ĐH, 1 bằng Ths) và viên mãn gia đạo (4 con trai, 13 cháu, 15 chắt).
Câu chuyện của bà Nola Ochs đã chứng minh rằng không bao giờ là quá muộn để bắt đầu một điều gì đó và tuổi tác không nên là rào cản để một người theo đuổi ước mơ.
Tấm gương của bà cũng đặc biệt truyền cảm hứng cho những người lớn tuổi - những người vì một lý do nào đó mà bỏ lỡ cơ hội giáo dục ở tuổi thanh xuân của mình.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng học tập suốt đời (lifelong learning) có rất nhiều lợi ích cho người lớn tuổi. Nó có thể cải thiện chức năng nhận thức, giảm nguy cơ sa sút trí tuệ và thúc đẩy tương tác xã hội. Học tập giúp đạt thỏa mãn cá nhân và là một cách để tiếp tục gắn bó với thế giới xung quanh. |
Tử Huy
" alt=""/>Cụ bà tốt nghiệp ĐH ở tuổi 95, Ths ở tuổi 98 và sự nghiệp học tập suốt đờiPhần lớn các gia đình trong làng đều có con học đại học hoặc làm tiến sĩ, thạc sĩ. "Hai con tôi là nghiên cứu sinh, em tôi là tiến sĩ, cháu gái tôi cũng là bác sĩ", một người dân trong làng tự hào nói.
Ông Phương Quốc Thắng - trưởng làng Nghịch Thủy - cho biết các gia đình đều coi trọng tri thức, dù khó khăn đến mấy họ cũng tìm mọi cách cho con đi học. Do đó, kinh tế của làng này không phát triển, nhiều người chọn cách đi lính hoặc học tập thật tốt để đến thành phố lớn sinh sống.
Để khuyến khích tinh thần học tập, quỹ khuyến học của làng Nghịch Thủy đã hỗ trợ học phí cho những hoàn cảnh khó khăn, tránh tình trạng trẻ bỏ học vì thiếu tiền. Điều này, giải quyết được bài toán gánh nặng về kinh tế cho nhiều gia đình nghèo.
Theo ông Từ Hạo Xuyên - bí thư chi bộ làng cho biết, mỗi năm các doanh nghiệp sẽ chi hàng trăm nghìn nhân dân tệ học phí cho những trẻ em có tinh thần hiếu học. Ngoài ra, nhà trường cũng đặt ra các mức khen thưởng đặc biệt cho học sinh đỗ đại học hoặc đạt giải cao trong các kỳ thi quốc gia.
Hiện nay, các nhân tài của làng Nghịch Thủy đều thành đạt, có chỗ đứng trong xã hội.
2. Làng An Trang
Cũng giống làng Nghịch Thủy, ngôi làng An Trang (thuộc thị trấn Hoài, huyện Hiến, thành phố Thương Châu, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc) có đến 8 tiến sĩ và 20 thạc sĩ, 130 cử nhân mặc dù dân số chưa đến 2000 nhân khẩu.
Theo Sina, làng An Trang còn xây dựng cả một bức tường "sinh viên giỏi" để tôn vinh những "học bá". Thậm chí, trong thời gian gần đây ngôi làng này đã trở thành địa điểm chụp ảnh và tham quan của nhiều người Trung Quốc.
Ông Triệu Tùng Lợi - một người dân trong làng An Trang chỉ vào bức tường "học bá" tự hào nói: “Làng chúng tôi không thi đua kinh tế mà thi đua xem nhà ai coi trọng giáo dục hơn".
Một trong những gia đình tiêu biểu của làng An Trang là nhà ông An Trạch Hồ. Gia đình này có 4 người con, con trai cả là tiến sĩ tại Đại học Nam Khai. Những người con sau của ông cũng lần lượt thi đỗ Đại học Khoa học và Công nghệ Hoa Bắc, Đại học Khoa học Hoa Trung, Học viện Kinh tế Thạch Gia Trang.
Một gia đình khác là nhà ông An Trạch Diệu có 2 con là thạc sĩ. Con trai lớn tốt nghiệp Đại học Bắc Kinh, con trai thứ tốt nghiệp Đại học Paris (Pháp).
Chia sẻ về ngôi làng ít người nhưng nhiều nhân tài, ông Lưu Mặc Mẫn cho biết: "Chúng tôi hy vọng sẽ khích lệ được nhiều trẻ em nỗ lực thành tài hơn".
Ông mong mỏi, sau khi những người trong làng An Trang đỗ vào đại học và tìm được công việc tốt thì họ sẽ trở về xây dựng quê hương.
Thậm chí, ngôi làng còn ra một chính sách giáo dục mới là sẽ trao phần thưởng từ 3.000-10.000 NDT (10 - 34 triệu đồng) cho những người có bằng tiến sĩ, thạc sĩ và những sinh viên được nhận vào các trường đại học top đầu.
Là một trong những ngôi làng hiếu học, có thành tích tốt, hầu hết những gia đình trong làng An Trang đều cố gắng để cho con ăn học. Trẻ con của ngôi làng này không quan trọng chuyện ăn mặc, chỉ thi đua học hành.
"Chính vì tinh thần này, làng của chúng tôi đã trở thành làng hiếu học", thầy Lưu Mặc Niên, công tác ở trường tiểu học An Trang hơn 20 năm, chia sẻ.
An Dương
" alt=""/>Những ngôi làng bí ẩn có nhiều thạc sĩ, tiến sĩ![]() |
Năm 1988, ông Trump thực sự là một tên tuổi lớn trong lĩnh vực địa ốc. Tờ New York Times đánh giá ông là một trong những người giàu nhất trên thế giới, với tổng tài sản trị giá khoảng 3 tỉ USD.
Tổ chức Trump lúc bấy giờ đã là một tập đoàn nắm giữ trong tay nhiều tài sản giá trị, bao gồm các khách sạn, tòa nhà văn phòng cho thuê và các bất động sản khác. Sau khi bỏ ra 390 triệu USD để mua lại khách sạn hạng sang Plaza Hotel, ông Trump tiếp tục mạnh tay thâu tóm một hãng hàng không và đặt tên là Trump Shuttle.
Henry Harteveldt, người từng làm giám đốc marketing cho Trump Shuttle kể, ông Trump tin, việc có trong tay một hãng hàng không sẽ hỗ trợ các mảng hoạt động khác, liên quan đến du lịch của tập đoàn.
Theo tạp chí Business Insider, việc đi lại bằng đường không vào những năm 1980 rất khác với hiện tại, đặc biệt nếu bạn chọn bay vì công việc. Khi đó, các hãng hàng không như Pan Am và Eastern Air Shuttle thường xuyên cung cấp các chuyến bay qua lại giữa New York, Boston và Washington, chỉ cách nhau có một tiếng đồng hồ.
Vào năm 1988, một cuộc đình công quy mô lớn khiến hãng Eastern Air Shuttle phải ngưng hoạt động và quyết định "bán mình" trong một cuộc đấu giá công khai. Nhiều hãng hàng không khác cũng tham gia đấu giá, nhưng nhờ giành được 365 triệu USD vốn vay từ các ngân hàng, ông Trump rốt cuộc đã chiến thắng. Thỏa thuận được ký kết sau một cuộc gặp tại Plaza Hotel giữa ban lãnh đạo Tổ chức Trump với Frank Lorenzo, ông chủ của Eastern Air Shuttle. Hãng hàng không Trump Shuttle ra đời kể từ đó.
![]() |
Ông Trump tại lễ cắt băng khai trương chuyến bay của hãng hàng không Trump Shuttle ở sân bay quốc tế Logan tại Boston. Ảnh: WBUR |
Đội bay của Trump Shuttle gồm 21 chiếc Boeing 727 kế thừa của Eastern Air Shuttle. Ông Trump đã bỏ tới 1 triệu USD để tân trang cho mỗi chiếc máy bay trong số này. Hãng hàng không mang tên ông nhanh chóng chào mời các chuyến bay nhanh giữa các địa điểm ở bờ Đông nước Mỹ, gồm sân bay Logan ở Boston, LaGuardia tại New York và Reagan ở thủ đô Washington.
Hãng hàng không mới thành lập của ông Trump đã tạo ra hơn 1.000 việc làm mới và cung cấp tới 64 chuyến bay mỗi ngày giữa 3 thành phố. Song, các tuần đầu tiên mọi thứ diễn ra lộn xộn do công tác điều hành còn chưa trơn tru.
![]() |
Đối thủ của lớn nhất của Trump Shuttle lúc đó là Pan Am. Và ông Trump đã không ngại ngần dùng tiền để chiêu dụ Bruce Nobles, cựu Chủ tịch của hãng hàng không đối thủ về làm quản lý hãng hàng không cho mình. Phát biểu trước báo giới, ông Trump thậm chí còn nhận định, các khó khăn tài chính của Pan Am có thể ảnh hưởng đến sự an toàn các chuyến bay của hãng. Hành động của ông Trump được coi là vi phạm một luật bất thành văn trong lĩnh vực hàng không: không bao giờ công kích tình hình tài chính và sự an toàn của hãng hàng không khác.
Không lâu sau, chính ông Trump lại phải nhận "quả đắng" vì vấn đề an toàn hàng không. Tháng 8/1989, một chuyến bay của Trump Shuttle phải hạ cánh khẩn cấp ở Boston vì gặp trục trặc ở bộ phận tiếp đất trước. Không ai trên chuyến bay bị thương tích gì, nhưng sự cố đánh dấu sự khởi đầu của hàng loạt rắc rối xảy ra tiếp sau đó với hãng hàng không của ông Trump.
Việc Iraq tiến đánh Kuwait vào năm 1990, châm ngòi nổ cho Chiến tranh Vùng Vịnh đã khiến giá dầu thô trên thị trường thế giới leo thang. Nước Mỹ trên bờ vực suy thoái kinh tế và người dân cũng ít chọn đi lại bằng máy bay hơn để tiết kiệm chi phí.
Khó khăn buộc hãng Trump Shuttle phải sa thải 100 nhân viên. Chỉ 18 tháng sau khi bắt đầu đi vào hoạt động, hãng mất tới 128 triệu USD.
![]() |
Năm 1992, ông Trump quyết định đã đến lúc phải bán tháo hãng hàng không của mình. Citigroup, công ty nắm giữ đa số cổ phần của Trump Shuttle bắt đầu đàm phán chuyển nhượng hãng cho công ty US Air. Hãng Trump Shuttle sau đó đổi tên thành US Air Shuttle và hiện vẫn đang cung cấp dịch vụ bay ở các thành phố New York, Boston, Washington và Chicago của Mỹ với tên gọi American Airlines Shuttle.
Sau khi bán Trump Shuttle, ông Trump tuyên bố trên tờ Boston Globe rằng, ông không bị lỗ vì vụ đầu tư này, đồng thời nhấn mạnh bản thân ông rất "khôn ngoan và đã rút chân đúng thời điểm".
Đối với một số người, ông Trump chẳng tổn thất nhiều lắm. Song, nhiều người khác cho rằng, đây là một thương vụ thất bại của doanh nhân đại tài. Thực tế, về sau, ông Trump gần như không đề cập tới vụ làm ăn này. Một số người tin, ông thậm chí còn muốn giấu nhẹm sự việc.
Tuấn Anh
" alt=""/>Chuyện ít biết về hãng hàng không mang tên ông Trump